Lịch sử - văn hoá - xã hội

Ngày 24 tháng 01 năm 1884, thực dân Pháp ép triều đình nhà Nguyễn làm khế ước bán mỏ Hòn Gai - Hạ Long cho tên Ba-vi-ê-sô-phua với giá 10 vạn đồng Đông Dương. Ngày 24 tháng 8 năm 1886, Ba-vi-ê-sô-phua (Bavieaupour) thành lập Công ty Pháp mỏ than Bắc Kỳ (S.F.C.T) độc quyền chiếm đoạt và khai thác than ở vùng Hòn Gai, Hạ Long, Mông Dương, cho tiến hành thăm dò khai thác than trên cơ sở những lò cũ của dân bản xứ là người Sán Dìu, Thanh Phán, Kinh, Tày, Hoa…

Trước năm 1936, Hạ Long là một tổng của huyện Hoành Bồ. Năm 1936, chính quyền thực dân phong kiến đã tách 3 tổng: Hạ Long, Hà Gián, Vân Hải thành lập châu Hà Tu. Năm 1940 đổi thành châu Hạ Long bao gồm các xã phía Đông Hoành Bồ, phần lớn xã thuộc huyện Ba chẽ và đảo Cái Bầu (Kế Bào, Vân Đồn). Về địa giới hành chính, chúng đặt châu Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Yên. Ta đặt châu Hạ Long thuộc Đặc khu Hồng gai (tương đương cấp tỉnh).

Châu Hạ Long lúc này bao gồm các khối phố: Phố Mới, Phố Cũ, Núi Trọc, Cửa Ông và các xã: Quang Hanh, Cẩm Bình, Thi Đua (sau đổi thành xã Thắng Lợi), Độc Lập (sau đổi thành xã Hùng Thắng) và các xã thuộc huyện Hạ Long (huyện Vân Đồn ngày nay).

Ngày 27 tháng 9 năm 1945, chính quyền nhân dân Hạ Long, Cửa Ông được thành lập. Lúc này Hạ Long và Cửa Ông trực thuộc khu đặc biệt Hòn Gai.

Sau cách mạng Tháng 8 năm 1945, Cửa Ông được tách khỏi châu Hạ Long trở thành đơn vị hành chính độc lập, trực thuộc đặc khu Hòn Gai. Năm 1946, Cửa Ông lại được sáp nhập vào tỉnh Quảng Yên.

Tháng 12 năm 1948, cùng với việc chia Liên tỉnh Quảng Hồng thành tỉnh Quảng Yên và Đặc khu Hòn Gai trực thuộc Liên khu I, Ủy ban kháng chíến hành chính Liên khu I đã quyết định tách một số xã ven châu Hạ Long để thành lập huyện Hạ Long trực thuộc Đặc khu Hồng Gai. Năm 1950, xã Hùng Thắng được tách khỏi châu Hạ Long nhập vào thị xã Hồng Gai.

Tháng 11 năm 1950, chính quyền bảo hộ Pháp đổi châu Hạ Long thành quận Hạ Long gồm có hai thị xã: Hạ Long (gọi là Hạ Long Mỏ) và Cửa Ông (gọi là Hạ Long bến).

Ngày 22 tháng 02 năm 1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh thành lập khu Hồng Quảng bao gồm đặc khu Hồng Gai và tỉnh Quảng Yên. Cửa Ông tách khỏi Hạ Long trở thành đơn vị hành chính độc lập. Thị xã Hạ Long và thị xã Cửa Ông đều trực thuộc khu Hồng Quảng. Cuối năm 1956, thị xã Cửa Ông lại được sáp nhập vào thị xã Hạ Long. Thị xã Hạ Long khi được sáp nhập hồm các khu phố: Đông Hải, Nam Hải; thị trấn Cửa Ông và 4 xã: Cẩm Bình, Quang Hanh, Thái Bình, Tam Hợp (gồm ba thôn: Đá Chồng, Rừng Thông, Hòn Một). Tháng 1 năm 1968, trước yêu cầu trong việc sắp xếp cho nhân sân sơ tán, thị xã thành lập khu phố Công Nhân.

Ngày 18 tháng 3 năm 1969 theo Quyết định số 142/NV của Bộ Trưởng Bộ Nội vụ, thị trấn Cọc 6 được thành lập. Thời kỳ này, thị xã Hạ Long gồm có 3 khu phố: Đông Hải, Nam Hải, Công Nhân; 3 thị trấn: Cọc 6, Cửa Ông, Mông Dương và 4 xã: Cẩm Bình, Quang Hanh, Tam Hợp, Thái Bình.

Ngày 02 tháng 3 năm 1973, Hội đồng Chính phủ có Quyết định số 214-CP về việc xóa xã Tam Hợp và khu phố Công Nhân để thành lập khu phố Tam Hợp.

Ngày 05 tháng 3 năm 1975, Ủy ban hành chính tỉnh Quảng Ninh có Quyết định số 147-CT/UB về việc giải thể các Ban hành chính khu phố: Đông Hải, Tam Hợp, Nam Hải và chia thành 9 tiểu khu gồm: Tiểu khu Hòn Một, Tiểu khu Rừng Thông, Tiểu khu Đập Nước, Tiểu khu Đá Chồng, Tiểu khu Lao Động, Tiểu khu Nam Hải, Tiểu khu Lán Ga, Tiểu khu Đông Hải, Tiểu khu Cọc III. Mỗi Tiểu khu thành lập “Ban đại diện hành chính tiểu khu”.

Theo Quyết định số 19-CP ngày 16 tháng 01 năm 1979 của Hội đồng Chính phủ về việc phân vạch địa giới hành chính một số xã, thị trấn và đổi tên một số xã và thị trấn thuộc tỉnh Quảng Ninh. Theo đó giải thể xã Văn Châu thuộc huyện Hạ Long và chuyển đất đia và dân cư của xã này về xã Cộng Hòa cùng huyện quản lý; sáp nhập xã Dương Huy của huyện Hoành Bồ và xã Cộng Hòa của huyện Hạ Long vào thị xã Hạ Long.

Ngày 10 tháng 9 năm 1981, theo Quyết định số 63/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về việc phân vạch địa giới một số xã, phường và thị trấn thuộc tỉnh Quảng Ninh, theo đó, tại thị xã Hạ Long: giải thể thị trấn Mông Dương để thành lập phường Mông Dương và xã Cẩm Hải, giải thể thị trấn Cửa Ông để thành lập phường Cửa Ông (trừ phần đất của phân khu 6 cắt cho xã Thái Bình), giải thể thị trấn Cọc 6 và xã Thái Bình để thành lập hai phường lấy tên là phường Cẩm Phú và phường Cẩm Thịnh. Sau khi phân vạch lại địa giới, thị xã Hạ Long gồm 11 phường: Mông Dương, Cửa Ông, Cẩm Phú, Cẩm Thịnh, Cẩm Sơn, Cẩm Đông, Cẩm Tây, Cẩm Thành, Cẩm Trung, Cẩm Thủy, Cẩm Thạch và 05 xã Quang Hanh, Dương Huy, Cẩm Bình, Cộng Hòa, Cẩm Hải.

Ngày 16 tháng 8 năm 2001, theo Nghị định số 51/2001/NĐ-CP của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Hoành Bồ để mở rộng thành phố Hạ Long và thành lập phường thuộc thị xã Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Theo đó chuyển 2 xã Cẩm Bình và Quang Hanh thành 2 phường có tên tương ứng. Ngày 06 tháng 01 năm 2005, theo quyết định số 13-QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, thị xã Hạ Long được công nhận là đô thị loại III. Ngày 21 tháng 2 năm 2012, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 04/NQ-CP về việc thành lập thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Hạ Long. Ngày 17 tháng 4 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 505/QĐ-TTg về việc công nhận thành phố Hạ Long là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Quảng Ninh.

Thời tiết

Thống kê truy cập
Đang online 40984