Cơ cấu lại ngành nông nghiệp thành phố, giai đoạn 2021-2025

UBND Thành phố Hạ Long vừa ban hành kế hoạch số 144/KH-UBND ngày 3/4/2023 về cơ cấu lại ngành Nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hạ Long, giai đoạn 2021-2025.

Theo đó, cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, tập trung cho sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản theo hướng lựa chọn các sản phẩm có thế mạnh, phát triển thị trường, ứng dụng công nghệ trong sản xuất (nông nghiệp hữu cơ, bền vững, sinh thái; sản xuất ứng dụng công nghệ cao, bảo vệ môi trường, gắn với du lịch..) nhằm mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp, trở thành trụ cột trong kinh tế nông thôn, góp phần nâng cao giá trị gia tăng, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, có sức cạnh tranh. Từ đó tăng thu nhập của nông dân, đóng góp vào mục tiêu chung phát triển nông thôn văn minh, hiện đại, đồng bộ với phát triển đô thị và công nghiệp dịch vụ hiện đại của Thành phố. Bên cạnh đó còn phát triển bền vững kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS, miền núi, đảm bảo nâng cao phúc lợi xã hội, giảm nghèo bền vững, thu hẹp nhanh khoảng cách giàu nghèo, cải thiện rõ rệt và nâng cao chất lượng đời sống của Nhân dân trên địa bàn Thành phố.

Việc tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp của Thành phố được xác định gắn với xây dựng nông thôn mới

Về một số mục tiêu cụ thể đến năm 2025: Tỷ trọng cơ cấu ngành nông nghiệp trong GRDP của thành phố đạt 1%; Duy trì tăng trưởng ngành đạt tốc độ tăng trưởng bình quân: 5,9%/năm; Tỷ lệ che phủ rừng ổn định 61% và nâng cao chất lượng rừng; Tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%; Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp được tưới nước đạt 90% so với tổng diện tích gieo trồng; Cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2021-2025; thu nhập bình quân của dân cư nông thôn trên địa bàn thành phố cao hơn mức trung bình người dân nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh; Sản lượng lương thực khoảng 14.000 tấn/năm; Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng khoảng 3.450 tấn; Trồng rừng tập trung khoảng trên 1.750 ha/năm…Đến năm 2025 Toàn thành phố sẽ 07 đạt xã nông thôn mới nâng cao, 2 xã Lê Lợi, Thống Nhất trở thành phường; Đến năm 2025 phát triển được trung tâm các xã trở thành đô thị loại 5: Sơn Dương, Quảng La (mới), Hòa Bình (mới).

Kế hoạch cũng đề ra 4 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cần triển khai thực hiện để tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp đến năm 2025 gồm: Phát triển các nhóm sản phẩm lợi thế của thành phố; Đẩy mạnh cơ cấu lại sản xuất theo từng lĩnh vực; Tái cơ cấu gắn với xây dựng nông thôn mới; Phát triển các sản phẩm OCOP, sản phẩm chủ lực của địa phương theo chuỗi giá trị gắn với nâng cao năng lực quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm.

                                               Thu Hường

Thời tiết

Thống kê truy cập
Đang online 5407