Thành phố Hạ Long: Tích cực chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên địa bàn

Theo thống kê của phòng Dân số - Truyền thông và Giáo dục sức khỏe, Trung tâm Y tế Thành phố, số người cao tuổi trên địa bàn Thành phố có xu hướng gia tăng. Già hóa dân số diễn ra với tốc độ nhanh đang đặt ra những thách thức rất lớn về sự cần thiết phải cung cấp các dịch vụ an sinh xã hội, lao động việc làm, giao thông, khu vui chơi giải trí…đặc biệt là hệ thống chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Do vậy, mới đây, TP Hạ Long đã xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên địa bàn Thành phố Hạ Long đến năm 2030, xác đây là việc làm rất cần thiết.

Năm 2020 số người từ 60 tuổi trở lên tại TP Hạ Long chiếm tỷ lệ 13,7%; đến tháng 6 năm 2023, số người từ 60 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ 15,28% dân số (già hóa dân số diễn ra khi tỷ lệ người trên 60 tuổi trên 10% hoặc tỷ lệ người trên 65 tuổi chiếm trên 7% dân số).

Đồng chí Vũ Hồng Thanh ân cần thăm hỏi, tặng quà tri ân cụ Lưu Hoài Đức, 106 tuổi, là cán bộ tiền khởi nghĩa, trú tại khu Trới 8, phường Hoành Bồ, TP Hạ Long

Với mục tiêu chung là chăm sóc, nâng cao sức khỏe người cao tuổi (người từ đủ 60 tuổi trở lên) bảo đảm thích ứng với già hóa dân số, góp phần thực hiện thành công Chiến lược Dân số Việt Nam, thành phố Hạ Long đã xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên địa bàn đến năm 2030. Mục tiêu cụ thể được chia thành 02 giai đoạn.

Giai đoạn 1: từ năm 2023 đến năm 2025. Người cao tuổi hoặc người thân trực tiếp chăm sóc người cao tuổi biết thông tin về già hóa dân số, quyền được chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi đạt 70% năm 2025. Người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm đạt 70%; được lập hồ sơ theo dõi quản lý sức khỏe đạt 95% năm 2025. Người cao tuổi được phát hiện, điều trị, quản lý các bệnh không lây nhiễm (ung thư, tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, sa sút trí tuệ…) đạt 70% vào năm 2025. Người cao tuổi có khả năng tự chăm sóc được cung cấp kiến thức, kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe đạt 50% vào năm 2025. 100% người cao tuổi không có khả năng tự chăm sóc, được chăm sóc sức khỏe bởi gia đình và cộng đồng vào năm 2025. Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau và các loại hình câu lạc bộ khác của người cao tuổi có nội dung chăm sóc sức khỏe đạt 80% vào năm 2025. 50% số xã, phường có ít nhất 01 câu lạc bộ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, có ít nhất 01 đội tình nguyện viên tham gia chăm sóc sức khỏe người cao tuổi vào năm 2025. 100% người cao tuổi khi bị bệnh được khám và điều trị vào năm 2025. Người cao tuổi neo đơn, bị bệnh nặng không thể đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được khám và điều trị tại nơi ở đạt 85% vào năm 2025. Số xã, phường đạt tiêu chí môi trường thân thiện với người cao tuổi đạt ít nhất 20% vào năm 2025.

Lãnh đạo TP Hạ Long quan tâm, chăm lo người cao tuổi

Giai đoạn 2: từ năm 2026 đến năm 2030. Người cao tuổi hoặc người thân trực tiếp chăm sóc người cao tuổi biết thông tin về già hóa dân số, quyền được chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi đạt 85% vào năm 2030. Người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm đạt 70%; được lập hồ sơ theo dõi quản lý sức khỏe đạt 100% vào năm 2030. Người cao tuổi được phát hiện, điều trị, quản lý các bệnh không lây nhiễm (ung thư, tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, sa sút trí tuệ…) đạt 90% vào năm 2030. Người cao tuổi có khả năng tự chăm sóc được cung cấp kiến thức, kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe đạt 90% vào năm 2030. Duy trì 100% người cao tuổi không có khả năng tự chăm sóc, được chăm sóc sức khỏe bởi gia đình và cộng đồng vào năm 2030. Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau và các loại hình câu lạc bộ khác của người cao tuổi có nội dung chăm sóc sức khỏe đạt 100% năm 2030. 90% số xã, phường có ít nhất 01 câu lạc bộ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, có ít nhất 01 đội tình nguyện viên tham gia chăm sóc sức khỏe người cao tuổi vào năm 2030. Duy trì 100% người cao tuổi khi bị bệnh được khám và điều trị. Người cao tuổi neo đơn, bị bệnh nặng không thể đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được khám và điều trị tại nơi ở đạt 100% vào năm 2030. Số xã, phường đạt tiêu chí môi trường thân thiện với người cao tuổi đạt ít nhất 50% vào năm 2030.

Tuổi trẻ Hạ Long quan tâm, chăm lo người cao tuổi

Để thực hiện được mục tiêu đã đề ra, TP sẽ tích cực tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền về công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; đẩy mạnh tuyên truyền vận động thay đổi hành vi tạo môi trường xã hội ủng hộ và tham gia chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Đồng thời, tiếp tục quán triệt sâu sắc hơn nữa những thách thức của già hóa dân số với phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, đặc biệt là đối với công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Cấp ủy, chính quyền các địa phương ban hành các Nghị quyết; xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn, hàng năm để cụ thể hóa các mục tiêu đã đề ra nhằm thực hiện kế hoạch chăm sóc sức khỏe người cao tuổi phù hợp với tình hình địa phương. Tiếp tục tăng cường công tác phối hợp liên ngành, phân công nhiệm vụ, thực hiện chế độ phối hợp hiệu quả giữa các phòng, ban, cơ quan, đơn vị tham gia công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên địa bàn. Đẩy mạnh truyền thông giáo dục thay đổi hành vi của người dân về quyền, nghĩa vụ, lợi ích chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và tham gia thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch.

Cùng với đó, hệ thống cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng chống bệnh không lây nhiễm, khám chữa bệnh cho gười cao tuổi sẽ được củng cố, phát triển; từng bước xây dựng mô hình chăm sóc sức khỏe dài hạn cho người cao tuổi Tổ chức chiến dịch truyền thông tư vấn gắn với cung cấp dịch vụ khám sức khỏe định kỳ, sàng lọc một số bệnh thường gặp ở người cao tuổi và lập hồ sơ theo dõi cho người cao tuổi. Xây dựng các câu lạc bộ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi hoặc lồng ghép nội dung chăm sóc sức khỏe người cao tuổi vào sinh hoạt của câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau, các loại hình câu lạc bộ khác của người cao tuổi với sự tham gia của người cao tuổi và người nhà của người cao tuổi, thúc đẩy cung cấp kiến thức, kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi và người nhà của người cao tuổi. Xây dựng và phát triển mạng lưới tình nguyện viên tham gia các hoạt động: theo dõi, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, quản lý bệnh mạn tính, bệnh không lây nhiễm tại gia đình cho người cao tuổi.

Đội ngũ làm công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi của Thành phố và cấp xã, phường cũng sẽ được đào tạo, tập huấn chuyên môn; đội ngũ y tế thôn bản, công tác viên dân số và tình nguyện viên ở cơ sở. Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi (01 lần/năm), lập hồ sơ quản lý sức khỏe người cao tuổi Nâng cao năng lực cho Trạm Y tế xã, phường trong thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng chống các bệnh không lây nhiễm cho người cao tuổi ở gia đình và cộng đồng. Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi; khám bệnh, chữa bệnh cho người cao tuổi tại Trạm Y tế, tại nơi cư trú. Lập hồ sơ theo dõi sức khỏe người cao tuổi.

Nguồn lực tài chính để thực hiện nội dung khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi Căn cứ số lượng người cao tuổi trên địa bàn, hàng năm Phòng Y tế chủ trì phối hợp cùng Phòng Tài chính- kế hoạch Thành phố xây dựng dự toán kinh phí thực hiện kế hoạch, trình Uỷ ban nhân dân Thành phố phê duyệt.

Đỗ Hương

 

Thời tiết

Thống kê truy cập
Đang online 15956