Dấu ấn cải cách tài chính công ở Hạ Long

Có thể nói, cải cách tài chính công ở Hạ Long thời gian qua đã có những bước chuyển mạnh mẽ và đạt được kết quả thiết thực, góp phần thúc đẩy các nhiệm vụ CCHC khác, từ đó tạo hiệu quả chung của CCHC, nâng cao năng lực cạnh tranh theo các mục tiêu, yêu cầu đặt ra về CCHC của Thành phố.

Thành phố đã tiến hành phân loại, giao quyền tự chủ tài chính giai đoạn 2022-2025 cho các đơn vị sự nghiệp công lập do thành phố quản lý theo hướng tăng cường phân cấp, nâng cao mức tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp. Cùng với đó là thực hiện đổi mới cơ chế tự chủ về tài chính tại các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập. Trong công tác lập dự toán, phân bổ và giao dự toán, lập và xét duyệt quyết ngân sách hàng năm: Thực hiện đầy đủ theo hướng dẫn của Bộ, Sở Tài chính và đã hoàn thành việc thẩm định 100% các đơn vị, UBND các xã phường; đảm bảo đổi mới, phân định rõ nguồn thu, nhiệm vụ chi của các cấp ngân sách, đồng thời đảm bảo tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Tăng cường công khai, minh bạch, thực hiện công khai số liệu thu chi định kỳ theo quy định.

Việc phân cấp cũng được tăng cường, tăng tính chủ động cho các đơn vị sự nghiệp công lập trên cơ sở mức độ tự chủ về tài chính; kịp thời chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho đơn vị, xã, phường trong hoạt động thu, chi ngân sách Nhà nước. Đến nay đã có 97/97 (giảm 02 đơn vị sau sáp/tách trường) đơn vị sự nghiệp công thuộc Thành phố đã được phê duyệt phương án tự chủ tài chính giai đoạn 2023-2025, gồm: 04 đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên, gồm: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng, Trung tâm Phát triển quỹ đất, Chợ Hạ Long I, Ban Quản lý dịch vụ công ích. 45 đơn vị tự đảm bảo một phần chi thường xuyên theo quy định tại Điều 10, Nghị định 60/NĐ-CP (tỷ lệ tự chủ tài chính trên 10%), gồm: Văn phòng ĐKQSDĐ, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên, 22 trường mầm non, 15 trường THCS, 06 trường liên cấp TH&THCS, 48 đơn vị sự nghiệp công.

Chợ Hạ Long I, đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên

Thành phố cũng tiếp tục cơ cấu lại nhiệm vụ chi ngân sách địa phương theo hướng tăng cường đầu tư phát triển các dự án trọng tâm, trọng điểm, có tính chất động lực làm cơ sở thu hút đầu tư, gia tăng năng lực sản xuất kinh doanh của Thành phố, tạo nguồn thu lâu dài ổn định cho ngân sách Nhà nước (NSNN). Đồng thời đẩy mạnh hình thức phân cấp quản lý ngân sách, khoán chi ngân sách trên cơ sở biên chế, nhiệm vụ chuyên môn được giao, định mức kinh tế kỹ thuật của nhà nước ban hành.

Tập huấn kê khai thuế cho hộ kinh doanh trên địa bàn

Điều hành thu - chi ngân sách cũng được tập trung chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm. Năm 2022 tổng thu ngân sách Thành phố 17.318,3 tỷ đồng; bằng 89% dự toán Tỉnh và 88,6% dự toán Thành phố, 86,1% cùng kỳ; tổng chi ngân sách Thành phố 3.692,2 tỷ đồng, bằng 90% dự toán Tỉnh, bằng 101,5% KHTP, bằng 113,2% so với cùng kỳ; Trong 6 tháng đầu năm 2023: Tổng thu ngân sách thành phố 6 tháng đầu năm đạt 10.935,6 tỷ đồng, bằng 59,5% dự toán Tỉnh giao, bằng 59,5% kế hoạch thành phố, bằng 115,2% so với cùng kỳ; tổng chi ngân sách Tổng thu nội địa 10 tháng đầu năm đạt 12.569,8 tỷ đồng, bằng 68,4% KH, bằng 104,8% so với cùng kỳ

HĐND TP họp điều chỉnh thu chi ngân sách

Dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách Thành phố đều được công bố công khai. Dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách Thành phố, mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công theo đúng quy định. Từ đó góp phân nâng cao hiệu quả chi ngân sách Nhà nước, đảm bảo công khai, minh bạch và chống tiêu cực, ... ngay từ khâu xác định nhiệm vụ, lập dự toán. Kế hoạch đầu tư, dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách Thành phố, mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định công được công khai, cập nhật trên cổng chính quyền điện tử, trang thông tin điện tử của Thành phố đảm bảo theo quy định.

Thành phố chỉ đạo các đơn vị tăng cường quản lý, sử dụng tài sản theo quy định, chú trọng công tác rà soát, sắp xếp lại, xử lý các cơ sở nhà đất dôi dư trên địa bàn đảm bảo tăng hiệu quả sử dụng, tránh lãng phí. Việc sắp xếp lại tài sản công dôi dư do sáp nhập huyện Hoành Bồ cũ bao gồm nhà, đất, xe ô tô, các tài sản khác… theo đúng quy định, đảm bảo việc sắp xếp tài sản theo đúng tiêu chuẩn, định mức, tăng hiệu quả sử dụng, tránh thất thoát tài sản công.

Hướng dẫn người dân thực hiện thủ tục tại TT HCC TP Hạ Long

Hiện nay, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, quá trình cạnh tranh giữa các quốc gia ngày một gay gắt nên càng đang đặt ra yêu cầu đối với CCHC trong đó cải cách hành chính công. Bởi vậy, để thực hiện tốt nhiệm vụ cải cách tài chính công trong tổng thể CCHC nhà nước, Hạ Long vẫn còn nhiều việc phải làm. Trong đó, việc đổi mới cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp là rất cần thiết. Nhất là việc đẩy mạnh thực hiện đổi mới cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập; xác định dịch vụ công sử dụng ngân cách Nhà nước; ban hành định mức kinh tế kỹ thuật;có cơ chế tính giá dịch vụ sự nghiệp công…

Nhằm góp phần thực hiện công tác CCHC của TP, nhất là công tác cải cách tài chính công, thời gian tới, cần tiếp tục nghiên cứu, đổi mới cơ chế phân bổ, sử dụng ngân sách nhà nước đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập;  phối hợp với các đơn vị sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước, các định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí làm cơ sở cho việc ban hành đơn giá, giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật...

Đẩy mạnh thực hiện đổi mới cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập. Chuyển từ hỗ trợ theo cơ chế cấp phát bình quân sang cơ chế Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công căn cứ vào chất lượng đầu ra hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công; tạo sự cạnh tranh bình đẳng trong cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa dịch vụ sự nghiệp công. Đẩy mạnh cung ứng dịch vụ sự nghiệp công lập theo cơ chế thị trường, thúc đẩy xã hội hóa. Các biện pháp đồng bộ trên được triển khai sẽ góp phần giảm chi từ ngân sách nhà nước; giảm dần đơn vị được nhà nước đảm bảo kinh phí, tăng số lượng đơn vị tự chủ, tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động theo đúng mục tiêu  chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2021-2030 tại Nghị quyết 76/2021/NQ-CP  ngày 25/7/2021 của Chính phủ.

Cùng với sự nỗ lực của ngành Tài chính, để công tác cải cách tài chính công của TP Hạ Long có sự chuyển biến tốt hơn nữa, đòi hỏi có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, nhất là việc nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu từng cơ quan, đơn vị trực tiếp thực hiện để việc đổi mới cơ chế tài chính của các cơ quan, đơn vị thực sự phát huy hiệu quả. Qua đó, góp phần thiết thực vào việc thực hiện Chương trình tổng thể thể về cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh trong giai đoạn đầy khó khăn, thách thức sắp tới./.

Đỗ Hương

 

 

Thời tiết

Thống kê truy cập
Đang online 12191