Hạ Long 3 năm sau khi mở rộng địa giới hành chính, không gian phát triển

Việc thực hiện chủ trương mở rộng địa giới hành chính, không gian phát triển của thành phố Hạ Long và huyện Hoành Bồ theo Nghị quyết số 18-NQ/TU, ngày 02/10/2029 của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh, đây là một chủ trương đúng, sát, phù hợp với tình hình, nghị quyết đã thực sự đi vào cuộc sống, được nhân dân đồng tình hưởng ứng, ủng hộ thể hiện qua phiếu tín nhiệm của cử tri 02 địa phương. Sau gần 3 năm thực hiện, với quyết tâm chính trị, sự chủ động 2 quyết liệt, đột phá trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy, các cấp ủy, chính quyền từ thành phố đến cơ sở, đặc biệt là vai trò của người đứng đầu, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, tin tưởng của cử tri, Nhân dân toàn thành phố, cùng với cách làm linh hoạt, sáng tạo, bài bản, khoa học, phù hợp với điều kiện tình hình thực tiễn.

Quy hoạch Hạ tầng TP Hạ Long sau sáp nhập

Việc sáp nhập huyện Hoành Bồ vào thành phố Hạ Long đã có tác động lớn về mặt kinh tế- xã hội. Đó là giảm 01 đơn vị hành chính cấp huyện, đã hình thành một đô thị lớn, độc đáo; mở ra không gian phát triến mới rộng lớn với tầm nhìn dài hạn, tối ưu hóa công tác quản lý, khai thác có hiệu quả các nguồn lực, nhất là về đất đai, tài nguyên thiên nhiên, văn hóa bản địa. Sau sáp nhập Thành phố Hạ Long có đủ điều kiện để xây dựng quy hoạch một cách quy mô, tăng khả năng, cơ hội thu hút đầu tư, xã hội hóa vào các lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, giảm đầu tư công, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội và tăng thu ngân sách trên địa bàn. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc quy hoạch phát triến kinh tế vùng, hình thành các mô hình kinh tế lớn, tránh tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, tự phát, thiếu quy hoạch. Hệ thống giao thông được kết nối, hạ tầng nông thôn được bổ sung đầu tư xây dựng, thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Các cơ quan, đơn vị cấp Thành phố được sắp xếp, bố trí đủ số lượng theo hướng tinh gọn, đảm bảo thực hiện tốt các chức năng tham mưu đề xuất cho cấp uỷ, chính quyền trong việc lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ trên các lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh...

Khu vực trung tâm TP Hạ Long

Việc sáp nhập huyện Hoành Bồ vào thành phố Hạ Long đã góp phần thay đổi “Nếp nghĩ”, “Cách làm”, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, khát vọng đổi mới phát triển của nhân dân các xã vùng cao, tạo ra nguồn lực nội sinh cho quá trình xây dựng và phát triển thành phố Hạ Long mới, từ đó làm thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, từng bước thu hẹp khoảng cách giàu, nghèo trên địa bàn Thành phố.

Nét văn hóa độc đáo khu vực Hoành Bồ cũ

Bên cạnh đó, do tác động dịch bệnh COVID-19, hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, việc làm, đời sống, thu nhập của nhiều người dân bị ảnh hưởng. Sau sáp nhập đơn vị hành chính mới có quy mô dân số và diện tích lớn, địa bàn rộng, nhu cầu đầu tư các công trình nước sạch, thủy lợi, công trình văn hóa phục vụ sản xuất và đời sống Nhân dân rất lớn, nhưng nguồn lực đầu tư còn gặp nhiều khó khăn, trong đó có việc nâng cấp các tiêu chí lên Đô thị loại 1 của phường Hoành Bồ; nâng cấp các tiêu chí lên phường của xã Lê Lợi, xã Thống Nhất.

Khánh thành công trình Cầu Tình Yêu, nối đôi bờ Di sản

Để tiếp tục triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 18-NQ/TU, ngày 02/10/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc mở rộng địa giới hành chính, không gian phát triển của thành phố Hạ Long và huyện Hoành Bồ, đồng thời tổ chức khắc phục các tồn tại, khó khăn, vướng mắc đã được chỉ ra, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố đã chỉ đạo rà soát chương trình hành động, kế hoạch thực hiện các nghị quyết chuyên đề, các Thông báo kết luận của Tỉnh ủy liên quan đến Thành phố và của Thành ủy; xây dựng phương hướng, nhiệm vụ năm 2023 và chuẩn bị sơ kết việc triển khai Nghị quyết Đại hộ Đảng bộ thành phố giữa nhiệm kỳ 2020-2025. Cùng với đó là tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo quản lý sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản, quy hoạch, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, quản lý bảo vệ rừng... bảo đảm theo đúng quy định. Tập trung triển khai thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030, gắn với thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU, ngày 09/3/2021 của Tỉnh ủy. Phát triển sâu rộng các hoạt động văn hóa, thể thao, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị. Chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo đảm bảo thực chất, toàn diện, giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí trường chuẩn quốc gia. Tập trung thực hiện kế hoạch chuyển đổi số trong giáo dục. Phát huy vai trò các trung tâm học tập cộng đồng. Tiếp tục thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững. Tăng cường công tác bảo đảm giữ vững quốc phòng-an ninh; duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

UBND thành phố chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ với Đảng ủy, UBND các phường, xã rà soát, hoàn thiện các thủ tục đầu tư theo quy định đưa vào Kế hoạch đầu tư công của Thành phố năm 2023.

Đảng bộ các xã, phường chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị của Thành phố rà soát các nội dung cam kết, các kiến nghị đề xuất của người dân khi lấy ý kiến việc sáp nhập; rà soát các công trình trọng điểm phục vụ phát triển sản xuất, hạ tầng giao thông, viễn thông, công trình thủy lợi ở các xã còn nhiều khó khăn; quan tâm phối hợp tạo điều kiện thuận lợi để người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển sản xuất, chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm nhất là người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số để ổn định đời sống sinh hoạt cho nhân dân.

Đỗ Hương

Thời tiết

Thống kê truy cập
Đang online 51225