Nâng cao hiệu quả công tác quản lý di tích, lễ hội dịp đầu năm 2023

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý di tích, lễ hội và tổ chức các hoạt động “Mừng Đảng - Mừng xuân Quý Mão năm 2023”, tạo không khí vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, UBND Thành phố Hạ Long đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi tổ chức lễ hội, kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm...

Thực hiện nghiêm, hiệu quả các văn bản chỉ đạo, quy định, hướng dẫn về quản lý và tổ chức lễ hội, TP đã chủ động xây dựng kế hoạch, phương án, chuẩn bị những điều kiện cần thiết để lễ hội diễn ra đảm bảo an toàn, hiệu quả, tiết kiệm, phù hợp với nếp sống văn minh, truyền thống văn hoá của dân tộc và phong tục, tập quán tốt đẹp của từng địa phương; bảo đảm yêu cầu an toàn thực phẩm, phòng, chống cháy, nổ, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, an toàn giao thông, an toàn sông nước, đấu tranh phòng, chống các tệ nạn xã hội, thu gom, xử lý chất thải, nước thải không để tồn đọng, bảo vệ cảnh quan. Căn cứ tình hình, diễn biến thực tế dịch bệnh truyền nhiễm thuộc địa bàn quản lý để chỉ đạo quản lý và tổ chức lễ hội phù hợp.

Chùa Long Tiên (phường Bạch Đằng, TP Hạ Long)

TP cũng đã chỉ đạo, hướng dẫn các ban quản lý di tích, các sư trụ trì, thủ nhang tại các di tích tăng cường kiểm tra, rà soát các di tích trên địa bàn để có các phương án đảm bảo công tác phòng chống cháy nổ, an ninh trật tự (đề phòng chổng trộm cắp di vật, cổ vật, đồ thờ tự), đảm bảo an toàn giao thông, an toàn thực phẩm....Tuyên truyền cho người dân và du khách nâng cao ý thức thực hiện tốt nếp sống văn hóa, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan, hạn chế tối đa việc thắp hương bên trong di tích. tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi tổ chức lễ hội, kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm... tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi tổ chức lễ hội, kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm... Với các di tích tổ chức lễ hội cần tuân thủ Bộ tiêu chí hướng dẫn bảo vệ môi trường tại các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh quốc gia của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Chùa Thiên Quýt (xã Thống Nhất, TP Hạ Long)

Các cơ sở tôn giáo, thờ tự cần bố trí điểm đốt, hóa vàng mã đúng nơi quy định; không đặt nhiều bàn thờ, hòm công đức, không để các hình thức kinh doanh đổi tiền lẻ để hưởng chênh lệch; không cài, dắt, đặt, rải tiền một cách tùy tiện gây phản cảm trong di tích; Không để tình trạng lợi dụng lễ hội, đông người để tuyên truyền nội dung phản động, kích động bạo lực, mê tín dị đoan, lưu hành văn hóa phẩm trái phép; Không để tổ chức dâng sao giải hạn biến tướng thành dịch vụ mang tính trục lợi.

Đền vua Lê (xã Lê Lợi, TP Hạ Long)

Phòng Văn hóa và Thông tin Thành phố cũng đã tiếp nhận nội dung đăng ký, thông báo tổ chức lễ hội và tham mưu Văn bản chấp nội dung đăng ký, thông báo tổ chức lễ hội trên địa bàn theo thẩm quyền. Đồng thời, thành lập tổ công tác, bố trí lịch làm việc với các xã, phường có các di tích để hướng dẫn các nội dung liên quan đến công tác chỉ đạo về quản lý di tích, lễ hội; Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý, tổ chức các hoạt động lễ hội theo chỉ đạo của Trung ương, tỉnh, thành phố tại di tích.

Đền Đức Ông Trần Quốc Nghiễn (phường Hồng Gai, TP Hạ Long)

Các phòng, đơn vị: Công an, Y tế, Lao động Thương binh và Xã hội, Đội Kiểm tra Trật tự đô thị và Môi trường thành phố xây dựng kế hoạch nhằm đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, cứu hộ, cứu nạn, phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, thu gom xử lý tình trạng ăn xin, ăn mày, bán hàng rong... và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về trật tự đô thị, môi trường tại các di tích và trước, trong, sau lễ hội truyền thống đảm bảo phục vụ nhân dân, phù hợp với nếp sống văn minh, phong tục tập quán và tình hình dịch bệnh của địa phương.

Đỗ Hương

Thời tiết

Thống kê truy cập
Đang online 43651