Tăng cường các giải pháp phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2025 – 2030
Với tư duy “Lấy học sinh, sinh viên làm trung tâm, chủ thể - Thầy cô giáo là động lực - Nhà trường làm bệ đỡ - Gia đình là điểm tựa - Xã hội là nền tảng” để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên; tận dụng tiến bộ khoa học công nghệ, công nghệ số, trí tuệ nhân tạo để hiện đại hóa, đổi mới sáng tạo trong dạy. và học; nâng cao chất lượng và cơ hội tiếp cận giáo dục, hiệu quả quản lý giáo dục; xây dựng nền giáo dục mở thích ứng trên nền tảng số, góp phần phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, xã hội số, công dân số của Thành phố, Hạ Long đã định hướng đề ra các giải pháp phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2025 – 2030.
Học sinh vùng cao được tiếp cận kiến thức, phương pháp giáo dục mới
Mục tiêu ngành giáo dục thành phố năm 2025: Giữ vững và nâng cao chất lượng nhóm chỉ tiêu về huy động trẻ ra lớp, phổ cập giáo dục mầm non; đối với chỉ tiêu về nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông phải bảo đảm: Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đạt 100%; 80% học sinh đạt chuẩn năng lực đầu ra ngoại ngữ theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo; tỷ lệ phân luồng sau THCS đạt trên 40%; giai đoạn 2025-2027 có học sinh đạt giải Olympic khu vực và quốc tế. 100% các trường học ở những nơi có đủ điều kiện hoàn thành tiêu chuẩn trường đạt chuẩn quốc gia. Năm 2025, Thành phố Hạ Long hoàn thành công tác xây dựng hồ sơ thành phố tham gia mạng lưới thành phố học tập toàn cầu của UNESCO. 100% cơ sở giáo dục phải đổi mới mạnh mẽ phương thức tổ chức giáo dục, đưa dạy và học trên môi trường số trở thành hoạt động giáo dục thiết yếu, hàng ngày đối với mỗi nhà giáo và học sinh. Cơ sở dữ liệu toàn ngành phải được hoàn thiện, kết nối thông suốt với tất cả các cơ sở giáo dục đảm bảo cung cấp thông tin quản lý đầy đủ, tin cậy và kịp thời; được kết nối và chia sẻ hiệu quả với các cơ sở dữ liệu quốc gia.
Học sinh hứng thú với đọc sách
Đến năm 2030: Đưa tất cả thành tố của hệ thống giáo dục thành phố vào môi trường số, trong đó hoàn thiện nền tảng dạy và học trực tuyến tích hợp với kho học liệu số để hỗ trợ 100% người học và nhà giáo tham gia có hiệu các hoạt động giáo dục trực tuyến. 100% nguồn lực giáo dục, chương trình giáo dục và đối tượng giáo dục được quản lý trên môi trường số; kết nối thông suốt toàn ngành và liên thông với các cơ sở dữ liệu, thông tin quốc gia.
Các đơn vị tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, đổi mới tư duy, quyết tâm chính trị để thúc đầy, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của Thành phố nằm trong tốp đầu của cả nước.
Để làm được những mục tiêu đó, các ban ngành, đơn vị đó đã tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, đổi mới tư duy, quyết tâm chính trị để thúc đầy, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của Thành phố nằm trong tốp đầu của cả nước. Đổi mới quản trị giáo dục và thúc đẩy tự chủ giáo dục đối với một số cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn Thành phố nhằm thực hiện vững chắc lộ trình giảm số đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập và người làm việc hưởng lương từ ngân sách Nhà nước trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo chỉ đạo của Trung ương và của Tỉnh. Chú trọng phát triển hệ thống giáo dục ngoài công lập phù hợp với xu thế chung và điều kiện của Thành phố, quan tâm đầu tư cho giáo dục chất lượng cao; Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thể chế hóa các chủ trương của Đảng và việc thực hiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Chú trọng cơ chế tự đánh giá của các cơ sở giáo dục - đào tạo theo quy định chung và cơ chế kiểm tra, thanh tra, giám sát, đánh giá.
Triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch chuyển đổi số ngành giáo dục và đào tạo thành phố Hạ Long trong năm 2025, định hướng đến năm 2030, theo đó tập trung nghiên cứu và triển khai nhiều giải pháp chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản trị, quản lý giáo dục nhằm xây dựng một hệ sinh thái học tập thông minh, nơi học sinh, giáo viên, cha mẹ học sinh và nhà trường có thể dễ dàng kết nối, tương tác với nhau. Chú trọng đề xuất các sáng kiến như hệ thống quản lí thông tin điện tử, kho tài liệu học liệu số và các hình thức học tập trực tuyến đã được áp dụng để đáp ứng nhu cầu học tập hiện đại, đảm bảo sự linh hoạt trong giáo dục và nâng cao trải nghiệm học tập
Xây dựng hệ sinh thái giáo dục thông minh phải mang tính đột phá trong đó mỗi nhà trường là một “khuôn viên học tập thông minh”, mỗi đơn vị quản lý chức năng là một “văn phòng ảo và di động” để tiếp cận phục vụ người học trong hệ sinh thái quản trị trên nền tảng công nghệ. Chương trình giáo dục phải được thực hiện theo hướng “thiết kế học tập ”, hoạt động dạy học được triển khai dựa trên “trải nghiệm học tập ” trong môi trường số, giàu tính công nghệ cho phép theo dõi và đáp ứng nhu cầu học tập của từng học sinh để mỗi học sinh có thể tiếp cận tài liệu học tập và bài tập phù hợp với khả năng của mình, tiến bộ theo tốc độ riêng, tạo điều kiện phát triển toàn diện. Xây dựng trung tâm “ươm mầm tài năng trẻ” để phát hiện nhân tài từ các trường học. Việc xây dựng hệ sinh thái giáo dục số giúp nhà trường quản lý hiệu quả các hoạt động học tập và điều hành lớp học, đồng thời quyết định nhanh chóng, chính xác, đảm bảo chất lượng giáo dục và tối ưu hóa nguồn lực cho phát triển giáo dục tạo điều kiện về đất đai, cơ chế chính sách cho các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở giáo dục chất lượng cao theo phương án phát triển mạng lưới trong quy hoạch của thành phố đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 72/QĐ-TTg ngày 10/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chung thành phố Hạ Long đến năm 2040.
Bảo đảm ngân sách Nhà nước đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố; kịp thời điều chỉnh, tăng mức chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục và đào tạo phù hợp với tăng trưởng của nền kinh tế. Tiếp tục rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách về giáo dục và đào tạo đối với cấp có thẩm quyền để tạo điều kiện cho học sinh thuộc diện chính sách, hoàn cảnh khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số,... thu hẹp chênh lệch vùng, miền về chất lượng giáo dục, đào tạo. Tiếp tục xây dựng trường chuẩn quốc gia và bảo đảm đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tối thiểu, nhất là ở các vùng nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số.
Đẩy mạnh xã hội hóa phát triển giáo dục và đào tạo, trong đó tập trung thực hiện toàn diện, đồng bộ các nhiệm vụ: Đẩy mạnh công tác công khai giáo dục, thông tin tuyên truyền trong toàn xã hội về chủ trương, chương trình, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục, đào tạo; nghiên cứu xây dựng các chính sách thiết thực, thu hút hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo; tập trung phát triển hợp lý và hiệu quả hệ thống trường tư thục chất lượng cao, tạo cạnh tranh lành mạnh về chất lượng ở khu vực đô thị và những nơi có kinh tế - xã hội phát triển nhằm phát huy tiềm năng trí tuệ, các nguồn lực và sự tham gia của mọi chủ thể trong xã hội, huy động toàn xã hội chăm lo phát triển giáo dục. Phát triển hài hoà giữa giáo dục công lập và giáo dục tư thục; trong đó, khuyến khích phát triển giáo dục tư thục chất lượng cao. Rà soát, thực hiện cơ chế tự chủ đối với các trường mầm non và phổ thông tại các nơi có đủ điều kiện.
Tiếp tục triển khai Đề án sắp xếp, tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế các cơ sở giáo dục; rà soát sắp xếp giảm các điểm trường lẻ có ít học sinh cấp tiểu học, mục tiêu đưa toàn bộ học sinh về trung tâm học tập trung để nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục; giảm số trường học ở các xã có chủ trương sáp nhập địa giới hành chính. Chú trọng mở rộng quy mô trường lớp đối với các cấp học mầm non, tiểu học đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh; tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện có của các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông; trên cơ sở đó, có kế hoạch xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, với mục tiêu ưu tiên các hạng mục công trình: Phòng học, thư viện, nhà vệ sinh, công trình nước sạch... và mua sắm bổ sung các thiết bị dạy học còn thiếu. 6 thích ứng thích ứng với thế giới biến động nhanh; khả năng hợp tác và giao tiếp quốc tế; hiểu biết về đa văn hóa và tôn trọng sự đa dạng; có tinh thần trách nhiệm xã hội và ý thức công dân cao, khát vọng cống hiến; năng lực tự học, tự làm giàu tri thức và không ngừng phát triển bản thân; có năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển đột phá kinh tế và xã hội.
Thường xuyên làm tốt công tác dự báo, quy hoạch, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Tăng cường đào tạo nâng trình độ chuẩn và trên chuẩn đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục các cấp đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đặc biệt là đội ngũ giáo viên mầm non chăm sóc nhóm trẻ từ dưới 1 tuổi đến 3 tuổi nhằm nhằm chuẩn hóa đội ngũ và cải thiện chất lượng giáo dục mầm non. Kết nối chặt chẽ với các cơ sở đào tạo có uy tín để nghiên cứu việc đào tạo và cấp chứng chỉ cho bảo mẫu. Bên cạnh đó tập trung chú trọng tổ chức các khóa bồi dưỡng nâng cao năng lực AI cho giáo viên, kỹ năng xã hội và cảm xúc, ứng dụng giáo dục STEM cho giáo viên mầm non.
Có kế hoạch đào tạo về lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng đảm bảo đội ngũ giáo viên đủ số lượng, cơ cấu và chất lượng. Thường xuyên rà soát đội ngũ giáo viên, thực hiện chính sách điều động, luân chuyển giáo viên giữa các địa phương đảm bảo đủ số lượng giáo viên theo định mức quy định, đồng thời giải quyết căn bản tình trạng thừa, thiếu giáo viên và nâng cao chất lượng giáo dục tại các xã vùng cao.
Từng bước nghiên cứu cơ chế riêng của Thành phố nhằm cải thiện mức sống, điều kiện làm việc, cho giáo viên các xã vùng cao; khuyến khích, động viên học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông là con em người địa phương có kết quả học tập, rèn luyện tốt theo học các trường sư phạm về công tác tại địa phương. Rà soát các quỹ đất công, quỹ đất gần khu vực trường học, trung tâm các xã để lập quy hoạch các khu điểm dân cư, tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu đất ở cho cán bộ, giáo viên làm việc tại các xã trên cơ sở đấu giá theo quy định để xây dựng nhà ở, góp phần ổn định cuộc sống, gắn bó lâu dài với địa phương nơi công tác. Tiếp tục quan tâm cải thiện điều kiện làm việc của giáo viên, thực hiện các chế độ chính sách cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh tại các xã của Thành phố.
Tập trung đổi mới phương thức dạy học chuyển từ dạy học truyền thụ nội dung sang dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học, giáo dục nhà trường gắn với giáo dục gia đình và cộng đồng. Tiếp tục nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, tin học. Triển khai thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục phổ thông 2018; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục mũi nhọn, đặc biệt là học sinh giỏi cấp quốc gia, quốc tế; tăng cường môi trường học tập, sử dụng ngoại ngữ, tin học, tổ chức hoạt động trải nghiệm và nghiên cứu khoa học ở các bậc học để đáp ứng mục tiêu phát triển của thành phố.
Đổi mới dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân; xây dựng môi trường dạy và học ngoại ngữ; tập trung nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh; chuẩn bị tốt các điều kiện về mọi mặt đặc biệt là đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên để từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học. Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát công tác triển khai thực hiện các nhiệm vụ dạy và học, đẩy mạnh xã hội hóa trong dạy và học ngoại ngữ bằng nhiều hình thức để đáp ứng mục tiêu xây dựng thế hệ công dân trẻ của Thành phố đến năm 2030 biết sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế trong giai đoạn hiện nay. Tạo bước đột phá trong dạy và học trên địa bàn thành phố, là địa phương điển hình của tỉnh và khu vực.
Hồng Hạnh
Tin tức khác
- Ngày đầu vận hành chính thức chính quyền địa phương 2 cấp: chính quyền sẵn sàng, nhân dân kỳ vọng.
- Cán bộ và nhân dân phường Hồng Gai đã tham dự trực tuyến Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã
- Khởi công công trình nâng cấp, mở rộng tuyến đường thôn Đất Đỏ, xã Thống Nhất
- Thường trực Thành ủy giao ban công tác tuần từ 9/6-15/6/2025
- Tập huấn triển khai tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025