Thành phố Hạ Long triển khai cơ cấu lại ngành nông nghiệp trên địa bàn giai đoạn 2021-2025

Với mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tập trung cho sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản theo hướng lựa chọn các sản phẩm có thế mạnh, phát triển thị trường, ứng dụng công nghệ trong sản xuất (nông nghiệp hữu cơ, bền vững, sinh thái; sản xuất ứng dụng công nghệ cao, bảo vệ môi trường, gắn với du lịch..) nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp, trở thành trụ cột trong kinh tế nông thôn, góp phần nâng cao giá trị gia tăng, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, có sức cạnh tranh, từ đó tăng thu nhập của nông dân, đóng góp vào mục tiêu chung phát triển nông thôn văn minh, hiện đại, đồng bộ với phát triển đô thị và công nghiệp dịch vụ hiện đại của Thành phố.

Bên cạnh việc phát triển bền vững kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS, miền núi; đảm bảo nâng cao phúc lợi xã hội; giảm nghèo bền vững, thu hẹp nhanh khoảng cách giàu nghèo; cải thiện rõ rệt và nâng cao chất lượng đời sống của Nhân dân trên địa bàn Thành phố đề ra. Tỷ trọng cơ cấu ngành nông nghiệp trong GRDP của thành phố: 1%. Duy trì tăng trưởng ngành đạt tốc độ tăng trưởng bình quân: 5,9%/năm. Tỷ lệ che phủ rừng ổn định 61% và nâng cao chất lượng rừng. Tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%. Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp được tưới nước đạt 90% so với tổng diện tích gieo trồng. Cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2021-2025; thu nhập bình quân của dân cư nông thôn trên địa bàn thành phố cao hơn mức trung bình người dân nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh. Sản lượng lương thực khoảng 14.000 tấn/năm; Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng khoảng 3.450 tấn. Trồng rừng tập trung khoảng trên 1.750 ha/năm; Sản lượng khai thác gỗ từ 80.000 m3/năm.Tổng sản lượng thuỷ sản đạt khoảng 7.786 tấn (trong đó sản lượng nuôi trồng 5.471 tấn, khai thác 2.315 tấn). Cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và đồng thời với đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu sổ, miền núi, biên giới hải đảo, đàm bảo an sinh xã hội, giảm ngèo bền vững; cải thiện rõ rệt và nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân. Năm 2022 thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Đến năm 2025 Toàn thành phố có 07 đạt xã nông thôn mới nâng cao, 2 xã Lê Lợi, Thống Nhất trở thành phường; Đến năm 2025 phát triển được trung tâm các xã trở thành đô thị loại 5: Sơn Dương, Quảng La (mới), Hòa Bình (mới).

Trên cơ sở danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Tỉnh đã ban hành, thành phố căn cứ vào lợi thế, điều kiện cụ thể và nhu cầu thị trường đưa ra định hướng sản xuất phù hợp; đối với sản phẩm có tiềm năng phát triển quy mô lớn tăng cường liên kết giữa các địa phương để tạo ra vùng sản xuất hàng hóa tập trung, thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ gắn với cơ giới hóa và phát triển công nghiệp chế biến nông sản. Đẩy mạnh sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt và tương đương, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường; tăng cường chế biến để đa dạng hóa sản phẩm, phát triển sản phẩm có chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc, phát triển thương mại điện tử. ưu tiên nguồn lực để hỗ trợ phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của thành phố; có giải pháp để mở rộng quy mô, chất lượng và thương hiệu sản phẩm.

Thiên đường Hoa Quảng La phát triển theo mô hình du lịch sinh thái

Thành phố tập trung phát triển nhanh 05 sản phẩm chủ lực có giá trị gia tăng cao, công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường, là lợi thế của Thành phố như; Cây ăn quả;  Cây dược liệu (Ba kích, các sản phẩm từ ba kích; Hoa chất lượng cao;  Gà Tiên Yên, gà địa phương; Một số sản phẩm thủy sản: Tôm (Tôm thẻ chân trắng, Tôm sú...); Nhuyễn thể ( Hàu, Hà, Ngọc trai) ; Mực và các sản phẩm từ mực; Cá (cá song, cá giò, vược, chim vây vàng). Nâng cao vai trò của xã, phường trong phát triển sản phẩm OCOP; hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu/phần mềm quản lý chương trình; xây dựng hệ thống quản lý, giám sát chất lượng sản phẩm OCOP. Số hóa, quản lý đồng bộ cơ sở dữ liệu OCOP từ cấp thành phố đến cơ sở trên nền tảng ứng dụng công nghệ số, đẩy mạnh cơ cấu sản xuất, trồng trọt với cây rau, với cây ăn quả, vùng trồng hoa, lĩnh vực chăn nuôi, lĩnh vực thuỷ sản, lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, lĩnh vực lâm nghiệp, lĩnh vực Thủy lợi và phòng chống thiên tai.

Thời gian tới Hạ Long tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, tạo sự thống nhất về tầm quan trọng của thực hiện tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp đến các cấp, các ngành, địa phương và người dân về xây dựng nền sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn, thích ứng với biến đổi khí hậu.Tiếp tục tạo điều kiện để người dân, doanh nghiệp và các thành phần kinh tế tiếp cận với đất đai, vốn, khoa học công nghệ... để đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn. Khuyến khích phát triển sản xuất tập trung; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo trên địa bàn thành phố.Thực hiện rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản. Đặc biệt là rà soát, duy trì hợp lý diện tích rừng phòng hộ, rừng sản xuất, phát triến vùng trồng rừng nguyên liệu tập trung gỗ lớn, gỗ nhỏ, lâm đặc sản ngoài gỗ và khai thác rừng một cách có hiệu quả bền vững; Rà soát, quy hoạch và quản lý vùng nuôi thủy sản tập trung công nghiệp, an toàn thực phẩm; điều tra ngư trường, phân tích nguồn, trữ lượng hải sản và giám sát mức độ đánh bắt, bảo vệ nguồn lợi... Huy động nguồn lực đầu tư phát triển vùng sản xuất tập trung, vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung; xây dựng và nhân rộng mô hình nông nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng - khai thác thủy sản; phát triển đội tàu khai thác thuỷ sản xa bờ. Tranh thủ có hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ, tài trợ trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi trồng rừng ngập mặn và xây dựng khu bảo tồn biển, hệ thống hồ chứa... Đẩy mạnh hỗ trợ đào tạo kiến thức phát triển cộng đồng cho cư dân nông thôn và cán bộ thôn/bản, cán bộ xã làm công tác phát triển nông thôn: Tập huấn, đào tạo kiến thức, kỹ năng phát triển cộng đồng cho cán bộ thôn/bản, cán bộ đoàn thể thôn bản, cho cộng đồng dân cư thôn/bản để tổ chức, khuyến khích người dân phát huy tính tự chủ, sáng tạo trong phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ văn hóa môi trường ở địa phương. Thu hút nguồn nhân lực và ứng dụng khoa học công nghệ, hoàn thành đầu tư và đưa vào hoạt động khu chăn nuôi lợn hữu cơ tại xã Vũ Oai. Ứng dụng khoa học công nghệ trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, sản xuất giống, ưu tiên loài có giá trị kinh tế cao; chế biến theo quy trình sản xuất mới gắn với hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến. Hỗ trợ quảng bá, thương mại sản phẩm: Tham gia hội chợ, giới thiệu trên truyền thông; đăng bạ các chứng nhận thương hiệu, chất lượng (VietGAP, GlobalGAP, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chứng nhận rau an toàn, chứng nhận cơ sở chăn nuôi an toan,...).Hỗ trợ hộ sản xuất quy mô lớn, trang trại, HTX, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất NLTS và dược liệu; Hỗ trợ áp dụng quy trình thực hành sản xuất tốt GAP như VietGAP, GlobalGAP, FSC, MSC, hữu cơ, SRP, GACP-WTO đối với cây dược liệu...; Hỗ trợ áp dụng hệ thống truy suất nguồn gốc sản phẩm. Tiếp tục huy động các nguồn lực xã hội, thúc đẩy hoạt động đầu tư theo hình thức đối tác công tư để phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn ngày càng hiện đại, đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất hàng hóa quy mô lớn, hội nhập quốc tế; tăng cường năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu và xây dựng nông thôn mới. Hỗ trợ lãi suất tín dụng cho hộ quy mô lớn, trang trại vay tiền để phát triển kinh tế trang trại; Tạo thuận lợi cho hộ nông dân, trang trại vay vốn để mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế trang trại. Tạo thuận lợi cho HTX vay vốn tín dụng. Hỗ trợ lãi suất tín dụng cho vốn vay của HTX. Quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp gắn với du lịch, phục vụ du lịch và khai thác lợi thế của du lịch. Hỗ trợ phát triển các trang trại nông nghiệp sinh thái, trang trại nông nghiệp gắn với du lịch sinh thái và du lịch thực nghiệm; Phát triển sản phẩm nông nghiệp phục vụ du lịch. Đẩy mạnh cải cách hành chính cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tăng cường đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả quản lý. Thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ về cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng Nông thôn mới.

                                                                    Mỹ Hạnh

Thời tiết

Thống kê truy cập
Đang online 7155