Xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển kinh tế

Xác định phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập là mục tiêu của chương trình xây dựng nông thôn mới nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân, làm cho diện mạo nông thôn không người đổi mới. những tháng đầu năm, thành phố Hạ Long đã tập trung chỉ đạo, thực hiện nhiều biện pháp giúp người dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

 Ngay từ những ngày đầu năm 22023, Thành phố đã kiện toàn và phân công nhiệm vụ các thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TU ngày 17/5/2021 của Tỉnh ủy; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Chương trình mục tiêu giảm nghèo thành phố Hạ Long (Quyết định số 3809-QĐ/TW ngày 03/02/2023 của Thành ủy Hạ Long). Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới Thành phố Hạ Long năm 2023; Chỉ đạo các xã xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới năm 2023; hoàn thiện hồ sơ công tác đầu tư, triển khai thực hiện các công trình hạ tầng nông thôn. Báo cáo giải trình, phương hướng khắc phục những nội dung người dân có tỷ lệ hài lòng chưa cao trong Chương trình xây dựng nông thôn mới theo kết quả lấy ý kiến bổ sung của ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Quảng Ninh trên địa bàn thành phố Hạ Long để hoàn thiện hồ sơ thành phố Hạ Long hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới phục vụ Hội đồng thẩm định Trung ương. Tổ chức làm việc với xã Quảng La, Bằng Cả kế hoạch đạt nông thôn mới nâng cao năm 2023, 02 xã Dân Chủ, Sơn Dương kế hoạch đạt từ 1-2 tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu làm cơ sở đạt nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024.

Ngay từ những ngày đầu năm mới, không khí thi đua lao động sản xuất trên công trình mở đường Trại Me - Đồng Trà đang diễn ra rất khẩn trương, sôi nổi

Công tác phân bổ ngân sách và giải ngân vốn được triển khai quyết liệt ngay từ đầu năm. Trên cơ sở phân bổ vốn đợt 1 là 33 tỷ đồng cho các xã triển khai thực hiện 33 công trình hạ tầng nông thôn ; UBND các xã đã và đang hoàn thiện hồ sơ thủ tục đầu tư đối với các công trình, cụ thể: có 9/33 công trình hạ tầng nông thôn khởi công, 24/33 công trình còn lại đang hoàn thiện thủ tục đầu tư, dự kiến khởi công trong tháng 3. Đến nay đã giải ngân 6,086/33 tỷ đồng đạt 18,44% kế hoạch vốn cấp lần 1 (xã Vũ Oai 4.700 triệu đồng bằng 52% KH vốn, xã Dân Chủ 782,214 triệu đồng bằng 25,9% KH vốn, xã Hòa Bình 604 triệu đồng bằng 67,1% KH vốn).

Theo phương châm lấy đầu tư cơ sở hạ tầng làm “đòn xeo” gỡ khó cho tiêu chí nâng cao thu nhập cho người dân, thành phố Hạ Long tập trung quy hoạch vùng sản xuất, hướng người dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phát triển các sản phẩm thành sản phẩm hàng hóa làm khâu đột phá trong phát triển sản xuất nên đã tạo được sự thay đổi nhận thức của đa số người dân. Nhiều mô hình kinh tế vườn kết hợp với du lịch sinh thái, mô hình chăn nuôi, mô hình rừng cây gỗ lớn, trồng cây dược liệu (mã kích) của người dân đã cho thu nhập cao mỗi năm lên tới hàng tỷ đồng. Cùng với sự đổi thay nhanh chóng về cơ sở hạ tầng kinh tế, tư duy trong phát triển kinh tế của người dân ở ngay cả các xã vùng cao đã thực sự thay đổi kể cả lượng và chất.

Du lịch sinh thái thu hút khách du lịch

Vào những ngày cuối tuần khu dịch vụ, du lịch thôn Khe Phương và điểm tham quan trên đỉnh đèo dài cao gần 1.000m (Bốn mùa mây phủ), xã Kỳ Thượng này đã thu hút hàng trăm lượt khách đến nghỉ ngơi, trải nghiệm và ngắm cảnh trùng điệp của núi rừng vùng Đông Bắc Bộ, bản làng của người thượng trên dãy núi Thiên Sơn, một trong ngũ hành sơn cao trên 1.000m vùng cánh cung Đông Triều... cho thấy bước tiến dài trong chuyển đổi về tư duy kinh tế của người dân vùng reo cao của thành phố Hạ Long khi sát nhập với huyện Hoành Bồ làm một.

Trồng rừng gỗ lớn được triển khai sâu rộng

Phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS, gắn với phát triển du lịch vùng đồng bào DTTS, miền núi: Đã trồng được 23,9ha cây gỗ lớn Lim, Dổi, Lát; xã Kỳ Thượng, Bằng Cả nghiên cứu, xây dựng phương án quản lý, khai thác, phát huy giá trị Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng; phương án xây dựng các sản phẩm du lịch, kết nối các điểm du lịch trên địa bàn xã Bằng Cả với các điểm du lịch khác trên địa bàn thành phố; xã Bằng cả tổ chức thành công Hội làng xã Bằng Cả tại Khu Bảo tồn văn hóa người Dao Thanh Y xã Bằng Cả thu hút hàng nghìn du khách, nhân dân tham dự.

Các chính sách đảm bảo an sinh, xã hội, giảm nghèo bền vững ở vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo cũng được quan tâm: Thành phố tổ chức 01 sàn giao dịch việc làm định kỳ thu hút 15 đơn vị doanh nghiệp tham gia với 77 vị trí việc làm, 391 người cần tuyển dụng. Đã giải quyết việc làm cho 135 lao động tại khu vực 11 xã. Hỗ trợ học nghề theo chính sách ưu đãi cho 11 học sinh, sinh viên với tổng số tiền là 27.350.000 đồng. Đến nay, hỗ trợ thẻ BHYT theo Nghị quyết 16/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh cho 4.672 người và 1.886 học sinh với tổng kinh phí là 752 triệu đồng. Phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh hỗ trợ 05 hộ gia đình dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tết nguyên đán năm 2023, trị giá 1 triệu đồng/hộ.

Những kết quả đạt được trong quý 1 năm 2023 là bước tạo đà quan trọng để Hạ Long tiếp tục gặt hái thêm nhiều thành quả trên chặng đường xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, gắn với đô thị văn minh, hiện đại, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân trong năm 2023.

Hồng Hạnh

Thời tiết

Thống kê truy cập
Đang online 3563