BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG THÀNH PHỐ HẠ LONG

I. GIỚI THIỆU CHUNG

- Tên cơ quan: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Hạ Long

- Địa chỉ: số 369 đường trần Quốc nghiễn - Phường Hồng gai- TP Hạ Long- tỉnh Quảng Ninh

- Điện thoại: 02033.825.340

- Email: bqldact.hl@quangninh.gov.vn

II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ

1. Vị trí và chức năng:

1.1. Vị trí

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Hạ Long (sau đây gọi tắt là Ban QLDA đầu tư xây dựng) là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hạ Long, áp dụng cơ chế tự chủ tài chính tự đảm bảo chi thường xuyên theo Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, số lượng người làm việc và công tác của UBND thành phố hoạt động theo quy định của pháp luật; được bố trí trụ sở làm việc; được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước và các Ngân hàng thương mại để hoạt động theo quy định của pháp luật. Giúp Uỷ ban nhân dân Thành phố thực hiện nhiệm vụ sử dụng nguồn vốn ODA của Chính phủ Nhật bản (được phê duyệt tại Quyết định số 131/QĐ-UBND ngày 18/01/2018 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh) để thực hiện các mục tiêu và quy mô đầu tư của dự án “Thoát nước và xừ lý nước thải thành phố Hạ Long”.

1.2. Chức năng

a. Làm chủ đầu tư các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách khi được cấp có thẩm quyền giao;

b. Tiếp nhận và quản lý sử dụng vốn để đầu tư xây dựng theo quy định pháp luật;

c. Thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án đầu tư quy định tại Điều 68, 69 của Luật xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan;

d. Thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án theo quy định hoặc thực hiện các chức năng khác do UBND Thành phố giao và tổ chức thực hiện dự án của Chủ đầu tư theo quy định tại Điều 23 Nghị định 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

đ. Bàn giao công trình xây dựng cho chủ quản lý sử dụng công trình khi kết thúc xây dựng hoặc trực tiếp quản lý khai thác sử dụng công trình hoàn thành theo yêu cầu của người quyết định đầu tư.

e. Nhận ủy thác quản lý dự án của Chủ đầu tư khác khi được yêu cầu và có đủ năng lực để thực hiện trên cơ sở đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ quản lý các dự án đã được giao sau khi được Uỷ ban nhân dân Thành phố chấp thuận.

f. Giúp Uỷ ban nhân dân thành phố Hạ Long thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án thoát nước và xử lý nước thải sử dụng nguồn vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản để thực hiện Dự án thoát nước và xử lý nước thải và dự án khác (nếu có) theo quy định pháp luật và theo Điều ước Quốc tế cụ thể, thỏa thuận về vốn ODA.

 2. Nhiệm vụ và quyền hạn: 

2.1. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư gồm:  

a) Lập kế hoạch dự án: lập, trình phê duyệt kế hoạch thực hiện dự án hàng năm, trong đó phải xác định rõ các nguồn lực sử dụng, tiến độ thực hiện, thời hạn hoàn thành. Mục tiêu chất lượng và tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện;

b) Tổ chức thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng: thực hiện các thủ tục liên quan đến quy hoạch xây dựng, sử dụng đất đai, tài nguyên, hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ cảnh quan, môi trường, phòng chống cháy nổ có liên quan đến xây dựng công trình; tổ chức thuê đơn vị tư vấn có đủ năng lực lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi, Báo cáo kinh tế kỹ thuật, trình thẩm định theo quy định; tiếp nhận, giải ngân vốn đầu tư và thực hiện các công việc chuẩn bị dự án khác;

c) Các nhiệm vụ thực hiện dự án: thuê tư vấn thực hiện khảo sát, lập hồ sơ thiết kế xây dựng và dự toán, trình thẩm định, phê duyệt hoặc tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán, tư vấn thẩm tra thiết kế và dự toán xây dựng ( nếu có) và tư vấn liên quan khác; chủ trì phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư (nếu có) và thu hồi, giao nhận đất để thực hiện dự án; tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; giám sát quá trình thực hiện; giải ngân, thanh toán theo hợp đồng xây dựng và các công việc cần thiết khác;

d) Các nhiệm vụ kết thúc xây dựng, bàn giao công trình để vận hành, sử dụng: tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình hoàn thành; vận hành chạy thử; quyết toán, thanh lý hợp đồng xây dựng, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình và bảo hành công trình;

đ) Các nhiệm vụ quản lý tài chính và giải ngân: tiếp nhận, giải ngân vốn theo tiến độ thực hiện dự án và hợp đồng ký kết với nhà thầu xây dựng; thực hiện chế độ quản lý tài chính, tài sản của Ban quản lý dự án theo quy định;

e) Các nhiệm vụ hành chính, Điều phối và trách nhiệm giải trình: tổ chức văn phòng và quản lý nhân sự Ban quản lý dự án; thực hiện chế độ tiền lương, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý; thiết lập hệ thống thông tin nội bộ và lưu trữ thông tin; báo cáo cung cấp thông tin và giải trình chính xác, kịp thời về hoạt động của Ban quản lý dự án theo yêu cầu của người quyết định đầu tư và của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

g) Các nhiệm vụ giám sát, đánh giá và báo cáo: thực hiện giám sát đánh giá đầu tư theo quy định pháp luật; định kỳ đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện dự án với người quyết định đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

2.2. Thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án gồm:

a) Tổ chức thực hiện các nội dung quản lý dự án theo quy định tại Điều 66 và Điều 67 của Luật Xây dựng: "gồm quản lý về phạm vi, kế hoạch công việc, khối lượng công việc chất lượng xây dựng; tiến độ thực hiện, chi phí đầu tư xây dựng; an toàn trong thi công xây dựng, bảo vệ môi trường trong xây dựng, lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng, quản  lý rủi ro, quản lý hệ thống thông tin công trình và các nội dung cần thiết khác được thự hiện theo quy định của Luật".

b) Phối hợp hoạt động với tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện dự án để bảo đảm yêu cầu về tiến độ, chất lượng, chi phí, an toàn và bảo vệ môi trường.

c) Thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án khác do người quyết định đầu tư, chủ đầu tư giao hoặc ủy quyền thực hiện.

d) Nhận ủy thác quản lý dự án theo hợp đồng ký kết với các chủ đầu tư khác khi được yêu cầu, phù hợp với năng lực hoạt động của mình sau khi được UBND Thành phố chấp thuận.

đ) Giám sát thi công xây dựng công trình đảm bảo đủ điều kiện năng lực hoạt động theo quy định của pháp luật.

e) Nhiệm vụ, quyền hạn trong thực hiện các Dự án vốn ODA:

- Lập kế hoạch tổng thể và kế hoạch hàng năm thực hiện chương trình, dự án;

- Chuẩn bị thực hiện và thực hiện chương trình, dự án;

- Thực hiện các hoạt động liên quan đến đấu thầu, quản lý hợp đồng và công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;

- Giải ngân, quản lý tài chính và tài sản của chương trình, dự án;

- Theo dõi và đánh giá tình hình thực hiện chương trình, dự án;

- Chuẩn bị để nghiệm thu và bàn giao kết quả đầu ra của chương trình, dự án sau khi hoàn thành; hoàn tất công tác kiểm toán, bàn giao tài sản của chương trình, dự án; lập báo cáo kết thúc và báo cáo quyết toán chương trình, dự án; thực hiện quy định về đóng cửa dự án tại điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi đối với chương trình, dự án;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác trong khuôn khổ chương trình, dự án do chủ dự án giao theo quy định của pháp luật, điều ước quốc tế cụ thể, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi đối với chương trình, dự án.

f) Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được UBND thành phố giao.

2.3. Các nhiệm vụ cụ thể trong quá trình quản lý, giám sát, bồi thường hỗ trợ tái định cư các dự án đầu tư xây dựng

a) Tham mưu đề xuất danh mục chuẩn bị đầu tư hàng năm.

b) Thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát các công trình theo kế hoạch giao, cụ thể như sau:

- Lập và trình phê duyệt kế hoạch đầu tư.

- Trực tiếp tổ chức tuyển chọn nhà thầu, nhà đầu tư (nếu có) và ký hợp đồng kinh tế thông qua hình thức đấu thầu hoặc chỉ định thầu theo quy định của pháp luật để thực hiện các công việc sau:

+ Khảo sát thiết kế, lập kế hoạch đầu tư.

+ Lập quy hoạch, lập dự án đầu tư xây dựng công trình.

+ Thẩm tra thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán.

+ Kiểm định, đánh giá chất lượng công trình xây dựng xây mới và cải tạo.

+ Nhà thầu xây lắp, cung ứng vật tư thiết bị.

+ Giám sát thi công (áp dụng các công trình yêu cầu kỹ thuật cao)

- Trực tiếp tổ chức tuyển chọn nhà thầu, nhà đầu tư (nếu có) và ký hợp đồng kinh tế thông qua hình thức đấu thầu hoặc chỉ định thầu theo quy định của pháp luật để thực hiện các công việc sau:

- Quản lý và giám sát công tác khảo sát xây dựng và thiết kế xây dựng công trình:

+ Phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng và phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng.

+ Tổ chức Giám sát, nghiệm thu công tác khảo sát, nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng theo quy định hiện hành.

+ Tự lập hoặc thuê các tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực để lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng đối với các công trình phải lập dự án theo quy định.

+ Trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định trước khi trình cấp có thẩm quyền quyết định và phê duyệt thủ tục đầu tư.

+ Nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng theo quy định hiện hành.

-  Giám sát thi công xây dựng, lắp đặt công trình.

+ Giám sát thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị. Nghiệm thu, thanh quyết toán công trình xây dựng theo đúng quy định của pháp luật.

- Tổ chức thực hiện các quy định về chứng nhận công trình đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng.

- Bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng. Lập báo cáo thực hiện vốn đầu tư hàng năm, báo cáo quyết toán vốn đầu tư khi dự án hoàn thành và thực hiện công việc lưu trữ hồ sơ công trình.

- Lập báo cáo thực hiện hàng tháng, hàng quý, hàng năm và gửi báo cáo chất lượng công trình đến cơ quan, phòng ban chức năng.

c) Tổ chức thực hiện công tác giải phóng mặt bằng các dự án do Ban quản lý đầu tư xây dựng theo đúng quy định của pháp luật.

-  Công khai quy hoạch sử dụng đất và thông báo chủ trương thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền.

- Thuê tư vấn đo vẽ bản đồ hiện trạng, bản đồ giải phóng mặt bằng thu hồi đất và trích thửa đơn vị cơ quan tổ chức, hộ dân.

- Trình cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất.

- Lập phương án bồi thường trình hội đồng bồi thường - thẩm định và UBND thành phố Hạ Long phê duyệt.

- Công khai phương án bồi thường giải phóng mặt bằng của các hộ dân theo quy định.

- Đối thoại và trả lời đơn kiến nghị của các tổ chức, hộ dân.

- Chi trả tiền bồi thường giải phóng mặt bằng.

- Phối hợp với UBND các phường trên địa bàn thành phố để tổ chức, cưỡng chế bảo vệ mặt bằng thi công.

d) Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính và tài sản của Ban Quản lý dự án theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của UBND Thành phố.

e) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của UBND Thành phố và Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND thành phố theo quy định pháp luật hiện hành. Thực hiện chế độ thông tin báo cáo về các lĩnh vực công tác được giao theo quy định.

2.4. Quyền hạn

- Quản lý tổ chức bộ máy; vị trí việc làm, biên chế viên chức và thực hiện chế độ, chính sách đối với viên chức, HĐLĐ của Ban Quản lý dự án theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Thành phố.

- Từ chối thanh toán các hợp đồng tư vấn, xây lắp, mua sắm thiết bị, vật tư nếu không đảm bảo chất lượng, số lượng hoặc vi phạm hợp đồng.

- Đình chỉ việc thực hiện các công trình xây dựng nếu chất lượng thi công xây lắp không đúng tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật hoặc không đảm bảo yêu cầu thiết kế đã được duyệt, không đảm bảo tiến độ thi công.

- Đề xuất với các cơ quan, ban, ngành cung cấp thông tin liên quan đến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ bản của thành phố nhằm hỗ trợ thực hiện công tác quản lý dự án.

- Kiến nghị cấp có thẩm quyền, địa phương về những vấn đề cần giải quyết liên quan đến các dự án do mình quản lý để đảm bảo tiến độ và hiệu quả đầu tư.

- Khi phát hiện những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện dự án được quyền kiến nghị người có thẩm quyền quyết định đầu tư điều chỉnh dự án.

- Đề xuất với Uỷ ban nhân dân thành phố danh mục đầu tư xây dựng công trình hàng năm, quy mô đầu tư và phương án thiết kế.

III. TỔ CHỨC BỘ MÁY

.
- Đồng chí: Trần Trọng Tường
- Chức vụ: Giám đốc BQLDA Đầu tư xây dựng TP Hạ Long
- Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ quản lý dự án
- Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp
- ĐT: 0917294107
- Email: Trantrongtuong@quangninh.gov.vn
 
 
- Đồng chí: Hà Hữu Trọng
- Chức vụ: Phó Giám đốc BQLDA Đầu tư xây dựngTP Hạ Long
- Điện thoại:
- Email:
 
- Đồng chí: Lưu Ngọc Tuấn
- Chức vụ: Phó Giám đốc BQLDA Đầu tư xây dựngTP Hạ Long
- Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ Quản lý xây dựng
- Trình độ LLCT: Cao cấp
- Điện thoại: 0963.447.722
- Email: tuanqndt@gmail.com
 
- Đồng chí: Trần Minh Tuấn
- Chức vụ: Phó Giám đốc BQLDA Đầu tư xây dựngTP Hạ Long
- Điện thoại: 02033.816.460
- Email: tranminhtuan2@quangninh.gov.vn
 
 
- Đồng chí: 
- Chức vụ: Phó Giám đốc BQLDA Đầu tư xây dựngTP Hạ Long
- Điện thoại: 
- Email: 
 

 

Thời tiết

Thống kê truy cập
Đang online 29165

 

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ HẠ LONG

CƠ QUAN ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN: UBND Thành phố Hạ Long

Số Giấy phép: 100/GP-STTT ngày 09/08/2024
Quản lý nội dung các cổng thành phần: Thủ trưởng các đơn vị, địa phương
Địa chỉ: Số 2 phố Bến Đoan, Phường Hồng Gai, Thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh
Điện thoại: 02033.825.408     -      Fax: 0203.361.1792;

Email: ubndhl@quangninh.gov.vn

 

CƠ QUAN QUẢN LÝ: Trung tâm Truyền thông và Văn hóa Thành phố Hạ Long

Địa chỉ: Số 369, đường Trần Quốc Nghiễn, Phường Hồng Gai, Thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh
Điện thoại: 02033.611.791

Email: ttttvvh.hl@quangninh.gov.vn ..